Pha chế là công việc này dễ hay khó?

Không chỉ dừng ở đó, bạn còn phải học cách sử dụng các công cụ trong pha chế, học cách phân biệt nguyên liệu tốt hay dở, học cách nhận biết hương vị, đặc điểm, tính chất và bảo quản từng loại.

Bạn muốn trở thành một nhân viên pha chế chuyên nghiệp nhưng vẫn còn lăn tăn không biết việc làm pha chế dễ hay khó thì bài viết này có thể giúp bạn có được câu trả lời.

Đối với giới trẻ hiện nay, nghề pha chế vẫn là một nghề khá mới mẻ, rất hiện đại và đọc đáo. Nghề mà đang rất hút giới trẻ không chỉ bởi nó thỏa mãn đam mê của họ mà còn là công việc có nguồn thu nhập khá cao. Nhưng thực hư việc làm pha chế khó hay dễ thì không mấy ai hiểu được.

Pha chế là làm công việc chế biến các loại đồ uống thích hợp từ các nguyên liệu hoa quả, rượu, siro, cafe, kem. Công việc chính của một người làm pha chế là lên danh sách đồ uống cho quầy bar, nhà hàng, khách sạn, chuẩn bị sẵn các nguyên liệu và chế biến theo nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra còn một số nhiệm vụ như nhận và bảo quản chất lượng nguyên liệu, đảm bảo vệ sinh an toàn đồ uống, vệ sinh khu vực chế biến.. Đặc biệt với những người làm lâu thì việc nghiên cứu, thử nghiệm các loại đồ uống mới là không thể thiếu được. Trông có vẻ đơn giản, dễ làm tuy nhiên đây thực sự là công việc khó khăn và gian truân.

1. Công việc pha chế cần có đam mê

Để thành công trong bất cứ ngành nghề nào thì không thể thiếu được đam mê, bởi nó chính là động lực lớn nhất để bạn tiếp tục theo đuổi cái đích mà bạn hướng đến. Nhất là những ngành nghề khó lại càng cần có sự đam mê. Với những công việc liên quan đến nấu nướng, pha chế, làm bánh lại là một nghệ thuật, và những người không có sự yêu thích, không có đam mê thì không bao giờ theo đuổi được. Pha chế dành cho những ai đam mê coffee, rượu, các loại thức uống, thích sự mới mẻ, năng động, sáng tạo, có tính nghệ thuật và muốn khai phá bản thân mình.

2. Cần khổ luyện để nắm được kiến thức

Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học và muốn trở thành một người pha chế chuyên nghiệp phải khổ luyện.

Học pha chế là bạn phải học cách pha chế rất nhiều loại đồ uống như sinh tố, cà phê, trà sữa, nước ép, cocktail, mocktail, mojito, soda, kem tươi, sữa tươi, sữa chua, trà… Vậy nên để làm được pha chế, bạn không chỉ phải nắm bắt dàng trăm công thức, nhớ hàng trăm loại nguyên liệu, tên gọi, mà còn phải thuộc lòng tỷ lệ pha chế cho mỗi loại đồ uống.

Không chỉ dừng ở đó, bạn còn phải học cách sử dụng các công cụ trong pha chế, học cách phân biệt nguyên liệu tốt hay dở, học cách nhận biết hương vị, đặc điểm, tính chất và bảo quản từng loại.

Hơn nữa, với đồ uống mọi công thức hay tỷ lệ chỉ là tương đối, một món đồ uống tuyệt vời còn do bàn tay, sự cảm nhận qua kinh nghiệm làm việc của người làm pha chế. Vậy nên việc học tập, khổ luyện thực hành và đánh giá kết quả sản phẩm là cả một chặng đường chứ không phải ngày một ngày hai.

3. Cần kỹ năng để phát triển

Ngành nghề nào cũng vậy, chỉ có sáng tạo mới giúp bạn tồn tại được lâu và đi xa hơn. Với công việc pha chế thì kỹ năng sáng tạo là không thể thiếu. Thị trường luôn thay đổi, khách hàng càng ngày càng khó tính buộc bạn phải không ngừng sáng tạo để đáp ứng thị hiếu hiện nay. Sáng tạo ở đây không chỉ là sự kết hợp giữa hình thức và chất lượng sức khỏe, mà còn là sự sáng tạo trong mùi vị, hương thơm.

Đặc biệt với những người muốn trở thành một người pha chế chuyên nghiệp thì cần phải có kỹ năng biểu diễn, mà con đường nghệ thuật chỉ dành cho những ai thực sự nghiêm túc và chăm chỉ luyện tập. Kỹ năng biểu diễn hoàn hảo là khi có sự kết hợp giữa thao táo chuyên nghiệp, kỹ năng giao tiếp lôi cuốn, hấp dẫn để gây sự chú ý, thích thú cho người xem và cho họ cảm nhận hương vị tinh tế của đồ uống.

Ngoài ra, các kỹ năng quản lý, lập kế hoạch và giải quyết vấn đề cũng rất quan trọng. Pha chế giỏi thôi chưa đủ, bạn còn phải biết lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ và bảo quản nguyên vật liệu làm sao để tối thiểu chi phí và tối đa lợi nhuận. Hoặc quản lý nhân sự, tuyển dụng và đào tạo. Hoặc là phải biết xử lý các trường hợp cấp bách, các trường hợp xấu nhất có thể xảy ra khi gặp phải khách hàng khó tính.

4. Cần khả năng để tồn tại

Mỗi công việc có mức độ áp lực riêng, công việc pha chế cũng có những lúc làm việc ở cường độ cao, nên khả năng chịu được áp lực cao là rất quan trọng, để bạn học cách chấp nhận làm nhiều việc và vượt qua khó khăn trước khi bước đến một vị trí cao hơn.

Những người làm công việc liên quan đến sức khỏe người dùng như pha chế đồ uống đòi hỏi những nguyên tắc riêng nên bạn phải là người có trách nhiệm, sạch sẽ, tỉ mỉ và rất cẩn thận.

Ngoài ra, có con mắt thẩm mĩ tốt kèm với đôi bàn tay khéo léo giúp bạn tạo được những loại đồ uống trông đẳng cấp hơn hẳn.

Cuộc sống này không có công việc nào là dễ dàng, chỉ có những người đủ đam mê, đủ bản lĩnh, đủ cố gắng để khiến nó trở lên dễ dàng. Qua đây bạn cũng có thể thấy việc làm pha chế đồ uống cũng rất cần những người muốn biến cái khó của nó thành dễ.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *